Phục dựng lễ hội giã cốm của dân tộc Tày

Ngày 19-10, tại xã Thanh Tương (Na Hang) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện Na Hang tổ chức phục dựng, bảo tồn Lễ hội Giã cốm của dân tộc Tày. Đây là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Tày ở xã Thanh Tương (Na Hang).

 Ngày 19-10, tại xã Thanh Tương (Na Hang) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện Na Hang tổ chức phục dựng, bảo tồn Lễ hội Giã cốm của dân tộc Tày. Đây là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Tày ở xã Thanh Tương (Na Hang).

Nghi thức rước thần lúa từ ruộng về đàn tế. 

Theo truyền thống, phần lễ được thực hiện từ chiều hôm trước, thầy cúng chuẩn bị mâm lễ gồm: Gà, xôi, tiền vàng, rượu, nước ra thắp hương tại Đền Bó Đu, để xin phép thổ địa, thần linh cho dân làng tổ chức Lễ hội Giã cốm. Người dân thực hiện nghi thức rước thần lúa từ ruộng về đàn tế: Thầy cúng cùng đại diện Ban Tổ chức, các đội thi giã cốm tập trung tại cánh đồng lúa để làm lễ rước thần lúa. Thầy cúng thắp hương và thành tâm khấn.

Sau phần lễ, các chàng trai, cô gái xuống ruộng chọn cắt những bông lúa to đẹp, chắc hạt bó thành cum.

Sau bài khấn của thầy cúng, các chàng trai, cô gái xuống ruộng chọn cắt những bông lúa to đẹp, chắc hạt bó thành 3 hoặc 5 cum rước về bản và đặt lên trên đàn tế. Sau khi rước thần lúa về, người dân trong bản mới được xuống ruộng cắt lúa nếp mang về chế biến cốm phục vụ lễ hội. Lúa được mang đi nướng ở các lò đã chuẩn bị sẵn. Để hạt cốm thơm ngon, mềm dẻo và béo ngậy, trong quá trình nướng lúa phải lật liên tục và duy trì ngọn lửa cháy nhỏ, đượm than sao cho nóng đều trong khoảng 30 phút đến khi nứt hạt, dậy mùi thơm thì đạt yêu cầu. Lúa nướng xong, mang cho vào loỏng giã thành cốm.

Nghi thức đón Mẹ Trăng và 12 nàng tiên khi trăng vừa xuất hiện trên bầu trời.

Nghi thức chính, cúng trời, đất, thần lúa, các vị thần linh thổ địa tại đàn tế.

Phần hội là phần thi giã cốm của 5 đội thuộc 5 thôn tham gia. Trong Lễ hội còn tổ chức phiên chợ quê và các trò chơi dân gian truyền thống: Đánh pam, kéo co, ném còn, cờ tướng…

Lễ hội là dịp để đồng bào dân tộc Tày thể hiện lòng biết ơn kính trọng tổ tiên, các bậc thánh thần đã phù hộ cho mùa màng tốt tươi, bản làng hạnh phúc; là dịp để cộng đồng các dân tộc được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó cộng đồng, cùng nhau xây dựng bản làng giàu đẹp văn minh.

Lễ hội cũng là một sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách đến tham gia trải nghiệm, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Tày, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tại phần hội, lúa được đưa lên bếp hong chín.

Tuốt lúa.

Bà con tiến hành giã cốm.

Sảy trấu lấy phần cốm.

Lọc để lấy những hạt mẩy đều.

Trang trí đĩa cốm để tham gia phần thi.

Phần thi cốm của các đội.

Ban Tổ chức trao giải cho các đội thi giã cốm.

Thi kéo co giữa các đội.

Thi ném còn tại lễ hội.

Du khách tham gia chợ quê tại lễ hội.

Theo TQĐT.


Bài viết liên quan