Phụ nữ dân tộc Dao tiền giữ gìn văn hóa của dân tộc mình
Để gìn giữ kho báu này thì cần có nhiều giải pháp, trong đó việc thành lập các câu lạc bộ là quan trọng. Chị Lương Thị Lan, dân tộc Dao tiền ở thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang cho biết; từ khi thành lập năm 2019 câu lạc bộ đã có quy chế và mục tiêu hoạt động rõ ràng. Đó là nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Dao tiền, như: truyền dạy tiếng nói, chữ viết; duy trì, phát huy giá trị các nghi lễ: cúng tổ tiên, cấp sắc; thêu hoa văn trang trí trên trang phục; truyền dạy các làn điệu Páo dung, các điệu múa trong nghi lễ tín ngưỡng, các trò chơi dân gian…
Người phụ nữ Tày bên khung cửi dệt vải
Trong số 13 dân tộc sinh sống tại các xã, ở huyện Lâm Bình; thì đồng bào dân tộc Tày chiếm tới trên 60%, tổng dân số của toàn huyện. Chị Quan Thị Tuyết, thôn Nà Muông, xã Khuôn Hà chia sẻ: Cùng với lễ hội Lồng tông, hát then, thì nghề thêu dệt thổ cẩm cũng trở thành nét sinh hoạt độc đáo và lâu đời nhất của một cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong các bản làng ở Lâm Bình, nghề thêu dệt thổ cẩm vẫn được đồng bào ý thức gìn giữ và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Lâm Bình khôi phục những lễ hội truyền thống
Đồng chí Nguyễn Văn Hiền, Ủy viên BTV Huyện Ủy – Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình cho biết: Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn, huyện đã tuyên truyền đến nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Khôi phục, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của các DTTS thông qua việc tổ chức, khôi phục những lễ hội truyền thống; bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; bảo tồn, khôi phục những làn điệu dân ca của địa phương, gắn với phát triển du lịch cộng đồng homestay, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện và cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Qua đó, tiếp tục khai thác và bảo tồn những tiềm năng du lịch của huyện, từng bước nâng cao đời sống của người dân, tạo ra những sản phẩm mới về du lịch của huyện Lâm Bình, góp phần đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Sắc màu các dân tộc thiểu số ở huyện Lâm Bình
Để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Trong thời gian tới, huyện Lâm Bình tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức. Tiếp tục phục dựng các lễ hội truyền thống, đẩy mạnh công tác sưu tầm; tăng cường quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, gắn bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Xây dựng mô hình bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, trang phục của một số DTTS có nguy cơ mai một, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, gắn với phát triển du lịch tại địa phương.
Theo lambinh.tuyenquang.gov.vn/