Nà Tông bức tranh sơn thủy hữu tình gắn với sự tích Chàng Tài Ngào truyền thuyết
trong dân gian của đồng bào dân tộc Tày.
Cánh đồng Nà Tông bao quanh là 99 ngọn núi, truyền thuyết là nơi Phượng Hoàng về đây làm tổ.
Ông Hoàng Văn Trọng, thôn Nà Tông xây dựng ngôi nhà gỗ, lợp ngói để làm du lịch homestay.
Bà Nông Thị Len, thôn Nà Tông trong tháng 8 đã đón được 3 đoàn khách du lịch
đến nghỉ tại ngôi nhà sàn của mình
Bến tàu thủy của thôn Nà Tông, là điểm vận chuyển hành khách và khách du lịch từ Thượng Lâm
(Lâm Bình) đi thị trấn Nà Hang (Nà Hang) và ngược lại.
Ông Hỏa Văn Sỹ, thôn Nà Tông đang phát triển đàn ngựa cho du khách thuê cưỡi dạo,
kéo xe tham quan phong cảnh đẹp của Thượng Lâm.
Người dân thôn Nà Tông nuôi cá lồng đặc sản trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang,
phục vụ các món ăn đặc sản cho du khách.
Bà Triệu Thị Sướng, thôn Nà Tông xây dựng nhà nổi ở bến tàu thủy, nuôi cá đặc sản,
và đóng 4 chiếc thuyền để phát triển du lịch homestay.
Cọc Vài thuộc địa phận xã Thượng Lâm.
Khu danh thắng Cọc Vài thuộc địa phận xã Thượng Lâm, gần với thôn Nà Tông
thu hút đông khách du lịch tham quan.
Tổ chức PRCF Việt Nam (Tổ chức Con người - Tài nguyên và Bảo tồn Việt Nam) phối hợp
với người dân thôn Nà Tông tìm giải pháp bảo tồn loài Voọc mũi hếch, động vật đặc hữu
của vùng rừng núi huyện Lâm Bình và Nà Hang.
Chùa Phúc Lâm Tự, thôn Nà Tông mang phong cách kiến trúc thời Nhà Trần thể kỷ XIII-XIV,
chùa mới được phục dựng lại và được công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Theo http://baotuyenquang.com.vn