Bản sắc người Dao ở Tuyên Quang

Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang có khoảng 100.000 người Dao, là dân tộc thiểu số đông thứ 2 sau dân tộc Tày. Dân tộc Dao phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, với đầy đủ 9 ngành: Dao đỏ, Dao tiền, Dao quần chẹt, Dao quần trắng, Dao coóc mùn, Dao coóc ngáng, Dao thanh y, Dao ô gang, Dao áo dài...

 Dưới đây là những hình ảnh sinh động về cuộc sống đồng bào dân tộc Dao tỉnh Tuyên Quang:




Theo quan niệm của dân tộc Dao, người phụ nữ phải có hàm răng đen bóng mới được cho là  hàm răng đẹp.
Và để có hàm răng đẹp họ phải thường xuyên nhai vỏ cay chay rừng.



Thiếu nữ Dao tiền xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa trong ngày hội xuân.



Đã là người phụ nữ Dao, ai cũng biết tự làm đẹp cho mình.



Người Dao quần trắng xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên quay tơ, dệt vải để tự làm ra những bộ trang phục như ý.



Niềm vui đi chợ phiên.



Thổ cẩm mặt hàng nhiều người chọn mua tại chợ xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên.



Hát Páo dung, mạch nguồn văn hóa của dân tộc Dao.



Múa màng, bản sắc của dân tộc Dao.



Cấp sắc nghi lễ không thể thiếu của người đàn ông Dao trưởng thành.



Các em học sinh dân tộc Dao đỏ huyện Lâm Bình chăm chú xem triển lãm ảnh "Lâm Bình sắc xuân hội tụ" năm 2017.



Ngoài răng đen, người Dao còn thích "điểm" răng vàng cho đẹp.



Người Dao huyện Chiêm Hóa giầu bản bản sắc, nhưng sống rất hòa đồng với các dân tộc khác. 



Đồ trang sức của người Dao quần chẹt huyện Sơn Dương.



Trang phục của đàn ông dân tộc Dao huyện Lâm Bình.



Huyện vùng cao Nà Hang có đông đồng bào Dao sinh sống.



Ngoài nhà đất, người Dao Tuyên Quang còn ở nhà sàn.



Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh dàn dựng, biểu diễn nhiều tiết mục múa, hát của dân tộc Dao.



Trang phục đời thường của người Dao vẫn được bảo tồn.



Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc Dao của tỉnh được thành lập hơn 2 năm nay đã phát huy được hoạt động của mình, góp phần làm phong phú thêm đời sống vật chất, tinh thần cho người Dao ở cơ sở.
 
Theo: http://doingoai.tuyenquang.gov.vn

Bài viết liên quan