Tuyên Quang: Tết Đắp Nọi – Nét đẹp văn hóa của người Tày Na Hang

Vào ngày cuối cùng của tháng tháng Giêng hàng năm, đồng bào Tày ở Na Hang (Tuyên Quang) tổ chức Tết “Đắp nọi” - tục 'ăn Tết lại'. Đây là dịp các gia đình tổ chức ăn Tết lại để đánh dấu hết tháng Giêng, cầu cho một năm lao động thuận lợi, mùa màng bội thu.

Bánh dày được người Tày xã Yên Hoa làm để đón Tết đắp nọi, Ảnh: Lý Lê

 

    Theo cách lý giải của người Tày nơi đây, “đắp nọi” trong tiếng Tày dịch ra nghĩa là ăn tết lại. Đây cũng là cái Tết đón những người thân không kịp về đoàn tụ với gia đình đón Tết Nguyên đán. Những người đi làm ăn xa, gặp nhiều khó khăn trong công việc, cuộc sống, không phải ai cũng về nhà đúng dịp Tết Nguyên đán để hội ngộ với gia đình, dòng họ.

   Cách ăn Tết Đắp Nọi cũng giống như Tết Nguyên đán nhưng với quy mô nhỏ hơn. Người Tày chuẩn bị đầy đủ mâm cỗ cúng tổ tiên. Đặc biệt không thể thiếu các loại bánh ngon như bánh chưng gù, bánh dày, bánh khảo, bỏng…

    Tất bật chuẩn bị ngày Tết đắp nọi của gia đình mình, anh Nguyễn Quang Hướng, thôn Bản Chợ, xã Yên Hoa, huyện Na Hang cho biết: "Những ngày này các gia đình người Tày thường nấu rượu, gói bánh chưng, mổ gà, đồ xôi... làm mâm cỗ cúng tổ tiên. Ngoài ra còn làm thêm các loại bánh nhưng bánh chưng, bánh dày…"

   Về nguồn gốc của tục ăn Tết đắp nọi thì không ai biết chính xác có từ lúc nào chỉ biết đây là tục lệ có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Tày nơi đây. Cũng có giải thuyết về Tết đắp nọi vẫn được người già ở đây lưu truyền như sau, khi quân Mãn Thanh sang xâm lược nước ta, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã làm lễ đăng quang Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung và nhanh chóng khởi binh thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc dẹp giặc ngoại xâm Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân, cả đại quân đã tới vùng Tam Điệp, Ninh Bình hội quân và úy lạo cho quân sỹ ăn Tết trước. Ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan tác 20 vạn quân Thanh, khiến quân xâm lược vào tháo chạy. Chiến thắng lẫy lừng đã được trăm họ nghênh đón, mọi con dân đều hoan hỷ. Trước hào khí thắng trận, vua Quang Trung cho quân sỹ ăn Tết Nguyên đán với nhân dân vào mùa xuân Kỷ Dậu.

   Từ đó trở đi, khi giặc dã hoành hành, quấy phá vùng biên cương và các miền đất nước, quan quân lại lên đường đi đánh giặc, giữ yên bờ cõi thiêng liêng của đất nước vào cả những dịp lễ, Tết. Các chiến binh vội vàng từ giã bản làng quê hương lên đường xông ra trận mạc không kịp ăn Tết cùng gia đình. Sau chiến thắng trở về, bà con dòng tộc thân thích mừng vui đón họ và tổ chức ăn Tết lại cho các chiến binh vào ngày 29 hoặc 30 tháng Giêng âm lịch.

    Câu chuyện vê nguồn gốc của tục ăn tết muộn của người Tày nơi đây có thể đúng có thể chưa đúng nhưng dù có thế nào những ngày Tết đắp nọ cũng là những ngày để sum họp, đoàn tụ gia đình. Đây cũng là dịp để anh em, hàng xóm láng giềng gặp gỡ, nhắc nhở nhau hăng say lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

   Không chỉ người Tày ở Tuyên Quang mà hầu như đồng bào Tày ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang.. đều đón Tết đắp ngọ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng. Mọi gia đình đều làm bánh, thịt gà, thôi xôi cúng ông bà tổ tiên cầu cho năm mới mùa mang tươi tốt, mọi người trong gia đình được khỏe mạnh.

Lê hội Lồng Tồng nét văn hóa độc đáo của đồng báo Tày

    Na Hang là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, huyện có 13 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc trên địa bàn huyện có những nét văn hóa tiêu biểu riêng. Văn hóa của người Tày ở Na Hang được thể hiện sâu sắc trong làn điệu then, cọi, đàn tính, hát phong slư, lễ hội lồng tông, hát quan làng, tết đắp nọi...

    Trong những năm qua, huyện Nà Hang đã có nhiều biện pháp để giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần nâng cao đời sống tinh thần nhân dân, thúc đẩy du lịch phát triển. 

Theo http://vanhien.vn


Bài viết liên quan